twitter
rss

Từng là trẻ thơ và trải nghiệm những dịp Trung Thu mẹ mua về cho thứ đồ chơi bằng bột gạo được nặn thành hình tượng sinh động khiến ta nhìn ngắm không chán những nhân vật cổ tích và truyền thuyết đặt trang trọng trên mâm đợi giờ phút phá cỗ trông trăng.Món Quà độc đáo của mẹ mỗi Tết Trung Thu còn đọng mãi xúc cảm trong ký ức tuổi thơ. Sau này, ta mới biết, nó được những bàn tay tài hoa sáng tạo những giá trị văn hóa truyền thống từ một làng quê.

Kết quả hình ảnh cho làm tò he

Đó là làng Xuân La, xã Phượng Dực nằm ở cực Bắc  huyện Phú Xuyên có một cái nghề hết sức lạ lùng:Nghề nặn Tò he, một món quà quê  hấp dẫn bao thế hệ tuổi thơ bởi sự độc  đáo kỳ diệu  từ bàn tay tài tình của những người làng Xuân La. Từ những nông sản bình dị là bột gạo nếp, gạo tẻ được hấp chín làm nguyên liệu và những loại lá rau củ quả trong vườn nhà để pha màu,rồi dưới  bàn tay tài hoa của những người làng  trong phút chốc hình tượng những vị anh hùng lịch sử những nhân vật trung lương, hiền lành trong cổ tích được hiện lên  uy nghiêm,  rực rỡ  sinh động bắt mắt khách quan  ,nhất là các em nhỏ thì những con giống giòng tứ linh hay mãnh thú có sức hấp dẫn đặc biệt mê hoặc tâm hồn tuổi thơ…
Người già ở làng Xuân La kể rằng: Tương truyền cách đây khoảng 3 – 4 trăm năm,làngXuân La giữa một vùng chiêm trũng, ruộng đồng chỉ canh tác được 6 tháng còn lai bấp bênh khó trồng trọt, nên cuộc sống luôn khó khăn cơ hàn.Vào những ngày mưa gió ngập lụt ,thiếu  ăn,gặp cảnh nông nhàn ,người Xuân  La, vét trong chĩnh gạo được ít bột cám rồi trong lúc buồn bã vì”nhàn cư vi”…họ tỉ mẩn lấy cám hấp lên và nặn thành những con chim cò theo tưởng tượng của mình.Chơi.vui  chán với những hình tượng chim cò muông thú ,họ lấy ra ăn.Thấy việc làm lúc “vô công ,rồi nghề” cũng thú vị, người Xuân La mới nghĩ ra cách pha màu cho bột. Họ lấy quả gấc chín ,  nhọ nồi ,  nước lá cây bồ ngót,củ nghệ trộn với cám thành các màu đỏ đen , vàng xanh… Sự phong phú của màu bột, khiến các con vật trở nên đa sắc màu rất sinh động. Người Xuân La mang các con vật đến nơi khác  đổi lấy lương thực hay bán lấy tiền, lâu dần nghề nặn chim cò  gọi là nặn tò he trở thành nghề mưu sinh của các lớp người làng Xuân La. Dưới bàn tay điệu nghệ của người Xuân La những con Tò he  đã trở thành niềm vui “Tất yếu trong cuộc sống tuổi thơ “của trẻ em. Nhất là vào dịp Tết Trung thu. Từ Lâu, Người Xuân La  đã ý thức được giá trị truyền thống văn hóa cổ truyền nên luôn  ý thức rèn luyện và phát huy tay nghề điêu luyện để phục vụ trẻ thơ.anh Lê Hạnh Cương,người Xuân La chia sẻ:”Chúng tôi được ông bà truyền cho nghề Tò he, những con giống cơ bản như rồng phượng  và nhân vật trong truyện Tây Du Ký ngày thường đã được rèn luyện kỹ càng.Hơn thế, để đáp ứng những nhu cầu của các quý khách “tý hon” chúng tôi thường xuyên đọc truyện tranh ,xem ti vi để “cập nhật” những nhân vật ,đề phòng đột ngột các  em yêu cầu  nặn những hình tượng theo ý thích như thủy thủ mặt trăng các nhân vật trong truyện tranh Đô –rê- mon“ Làm sao để “Vui lòng khách đến , vừa lòng khách đi”…
Anh Cương còn  cho biết: Người làng Xuân La đi nặn Tò he, ai cũng bỏ túi một cuốn sổ ghi chép những ngày hội làng của các miền quê  và những ngày lễ trọng của đất nướcđể chọn những nơi ,thời điểm thích hợp đi bán Tò he.Dịp Tết Trung thu và những ngày lễ  của thủ đô, những tay nghề Tò he sẽ gác việc làm của mình  để” trổ tài”  ở các công viên và những điểm vui chơi công cộng vừa mưu sinh cho mình vừa  phục vụ em bé tốt hơn….
Điều đáng nói, những sản phẩm Tò he không những hấp dẫn được trẻ em Việt nam ,Làng nghề Xuân La,đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận địa chỉ văn hóa, hơn thế, Xuân La  được  công nhận kỷ lục Guinness : “Làng tò he duy nhất ở Việt Nam”.Các nghệ nhân làng Xuân la còn đem tới giới thiệu với bạn bè quốc tế   Tò he như một sản phẩm văn hóa  độc đáo  thuần Việt.
Nghĩ rằng, trong  nền kinh tế thị trường,Tết Trung thu có đa dạng các  loại đồ chơi cho con trẻ.Những đôi tay tài hoa của  người làng Xuân La đã và đang tích cực tham gia góp vui Tết Trung thu cho bé từ nghề nặn Tò he. Nghề này cần được  gìn giữ tôn vinh  phát huy những nét đẹp  nhân văn của thứ đồ chơi cổ truyền độc đáo nét duyên riêng.
Nếu các bé muốn tự mình khám phá cách làm tò he như nào thì hãy cùng bố mẹ tới tham dự Lễ hội trung thu do Apax English Thụy Khuê tổ chức vào ngày mai nhé! Hứa hẹn sẽ có nhiều điều bổ ích, thú vị đang chờ đón đó.
Nguồn: http://nguoixudoai.com/trung-thu-cho-be-ngh%E1%BB%81-to-he/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét