twitter
rss

Những ngày gần đây, dân mạng xôn xao về bức tâm thư của một học sinh mới bước vào cấp 3 tại một trường THPT ở TPHCM giãi bày về tâm trạng chán nản, uể oải vì việc học tập quá áp lực. Vậy các bậc cha mẹ phụ huynh cần làm gì khi gặp phải trường hợp tương tự như này?


Những dấu hiệu cho thấy bé đang bị áp lực học tập
     Con người không phải là một cái máy có thể hoạt động không ngừng nghỉ lặp đi lặp lại trong một thời gian dài từ đi học chính khóa, học thêm rồi các khóa học khác. Đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em còn khá hiếu động, chưa thể tập trung để nhồi nhét hết mớ kiến thức khổng lồ vào trong đầu. Do đó nếu như bạn bắt bé học quá nhiều sẽ dễ dẫn đến các dấu hiệu bé bị kiệt sức, chán nản trong học tập sau đây ở bé:

Kết quả hình ảnh cho áp lực học tập
- Luôn mệt mỏi.
- Hay quên.
- Đau nhức
- Chán ăn
- Lười hoạt động
- Tim đập nhanh
- Nhức đầu hay đau nửa đầu
- Thị giác mờ
- Hoa mắt, choáng váng.
- Và thậm chí là bé nói thẳng ra với bạn rằng "Con chán học rồi mẹ ơi" giống như trong bức tâm thư kể trên.
Nếu ở bé xuất hiện từ 3 dấu hiệu kể trên thì đã tới lúc bạn phải hành động để cải thiện tình trạng tinh thần học tập ở bé.

 Làm thế nào để giảm áp lực học tập cho bé?

Theo các chuyên gia tâm lí, nếu như để giải tỏa áp lực học tập cho bé, các bố mẹ cần thực hiện những biện pháp sau đây:

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng

Nếu muốn giúp con giảm bớt căng thẳng ở trường, điều đầu tiên bạn phải làm là tìm hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Có phải bé bị căng thẳng do không thể hoàn thành bài vở đúng hạn? Con bạn không thể giải quyết khó khăn vì không có năng lực hay chỉ đơn giản vì bé không hứng thú với việc học? Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với từng tình huống để giúp con tìm được cân bằng trong cuộc sống và học tập.

2. Cho bé tham gia một hoạt động vui chơi nào đó

Những trò chơi yêu thích và hoạt động ngoại khóa là phương pháp tuyệt vời giúp trẻ giải trí sau giờ học. Đừng để trẻ bị chôn vùi trong sách vở và không màng đến chuyện đang xảy ra xung quanh. Hãy để trẻ tham gia hoạt động thể thao, âm nhạc hoặc tìm hiểu về nghệ thuật, sẽ giúp chúng thoát khỏi lo lắng, thất vọng. Tâm trí thoải mái cũng là nguồn hứng khởi khơi dậy sự sáng tạo và giúp giảm bớt căng thẳng trong học tập.

Kết quả hình ảnh cho giảm áp lực học tập

3. Hình thành thói quen lành mạnh tại nhà

Một trong nhiều lý do liên quan đến sự căng thẳng của trẻ là do chúng không có thói quen lành mạnh ở nhà. Chẳng hạn, gánh nặng bài vở càng trở nên nặng nề hơn đối với những đứa trẻ có thói quen ăn uống không điều độ hoặc ngủ không đủ giấc. Do đó hãy tạo cho trẻ thói quen tốt tại nhà để đảm bảo rằng khi đến trường, chúng có thể lực và tâm trạng tốt.

4. Đừng tạo thêm căng thẳng khi con ở nhà

Đôi khi các bậc cha mẹ không nhận ra mình có thể là thủ phạm tạo ra sự căng thẳng học tập một cách không cần thiết cho con. So sánh kết quả học tập của con với bạn bè, la mắng khi chúng bị điểm thấp hoặc tạo áp lực bắt chúng làm tốt mọi thứ là những việc bạn nên tránh. Người lớn cũng cần cẩn thận với những lời nói của mình tại nhà, tránh làm trẻ cảm thấy bị tổn thương.

5. Hỏi xem trẻ có cần giúp đỡ không?

 Có một số trẻ học rất nhanh trong khi số khác lại rất chậm. Nhiều em có khả năng tự điều chỉnh phương pháp học phù hợp từ rất sớm, trong khi số khác cần sự trợ giúp từ cha mẹ và thầy cô. Một số em cảm thấy e ngại khi thầy cô hỏi những câu khó, trong khi số khác lại rất năng nổ trong lớp. Do đó phụ huynh hãy trò chuyện để xác định xem con bạn phù hợp với mô hình học tập nào. Hãy dùng sự sáng suốt để giúp con bạn giảm căng thẳng trong việc học.

Con bạn có thể gặp căng thẳng ở trường vì chúng bị dồn nén cảm xúc mà không thể trò chuyện với bạn bè. Do đó phụ huynh nên thường xuyên nói chuyện trực tiếp với con để biết những gì đang diễn ra trong tâm trí trẻ, từ đó có cách chia sẻ, động viên phù hợp.


Theo Magforwomen

0 nhận xét:

Đăng nhận xét